Cảm xúc mù quáng

Tham ái – Cảm xúc mù quáng

“Sư tử Hà Đông” thì chắc nhiều người biết rồi – bắt đầu từ câu chuyện của người đàn bà họ Liễu hay ghen, cả giận – để rồi thành hình tượng ghê gớm khi nhắc đến những người phụ nữ thường tình chân yếu tay mềm có thể “gầm” lên khi nổi cơn tam bành. Nghe nói khi ấy, kẻ làm chồng hay bao đấng đàn ông khác cũng phải cúi đầu im lặng. Lại nghe nói thời giờ nhiều “sư tử Hà Đông” lắm, vì nữ quyền lên ngôi.

Đấy là người đời nói thế; còn nhìn vào giáo lý Phật học thì dù là đàn ông hay đàn bà, khi họ giận dữ mà thét gào thì cũng chẳng khác nào con sư tử rống. Hãy nhìn thật kỹ đi, nhìn cái vẻ mặt nổi SÂN của con người và cái miệng dữ tợn của sư tử đi, giống nhau lắm đấy, đều là thú tính cả thôi. Tại sao SÂn lại là THÚ TÍNH? Lại thử xét đi, có ai lúc sân lên, hỏa bốc ngùn ngụt mà còn đủ suy tư – trí tuệ để hành xử hay không? Câu trả lời là không. Mà, nếu không có suy tư trí tuệ, thì con người và con thú có gì khác nhau đâu?

Sự thật thì phàm đã sinh ra làm con người, ít nhiều ai cũng mang thú tính ấy trong người – đừng bao biện – bởi ai cũng có cái NGÃ và cứ cắm cúi chạy theo cảm xúc mù quáng để bảo vệ cái NGÃ ấy. Nói thẳng thế các bạn đừng buồn. Buồn cũng là một trạng thái của sân đấy, buồn ít hay buồn nhiều thì cũng là sân thôi; nếu cứ nương theo vui buồn để hành xử vô thức thì thật uổng phí cả một kiếp được mang thân người.

Tham ái – Cảm xúc mù quáng (Tanha – Blind emotions)
Mời các bạn nghe xem

Học Phật và Học Sống
Logo